Với sứ mệnh đem đến những sản phẩm ngon, an toàn và chất lượng cho bữa ăn hằng ngày của gia đình người Việt Nam, Thái Long luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến chất lượng sản phẩm và giới thiệu những dòng sản phẩm mới, đa dạng hóa lựa chọn cho người tiêu dùng khắp cả nước.
Hương vị đậm đà, chất lượng đảm bảo sức khỏe, chiếm trọn niềm tin yêu của hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Nước mắm Thái Long - Đặc Sản Phan Thiết - TRĂM NĂM DANH TIẾNG - ĐẲNG CẤP THƯỢNG HẠNG
Tin tức về thị trường - Tin Khuyến Mãi - Món Ngon Mỗi Ngày - Thông tin hữu ích & Mẹo vặt
Triển lãm tranh sơn mài "Bóng thời gian" của họa sĩ Đặng Thị Phượng vừa khai mạc ngày 5-3 tại The World Artspace (TP HCM).
Huế có thể nói là một chủ đề mang tính đại tự sự (grand narratives/ grands récits) của văn hóa, lịch sử và nghệ thuật, sáng tạo. Nếu tiếp cận ở khía cạnh này, làm sao cho thỏa đáng và ra chất, ra dáng Huế thì vô cùng khó khăn.
Với Bóng thời gian, Đặng Thị Phượng chọn cách tiếp cận Huế ở khía cạnh tiểu tự sự (petit narratives), để câu chuyện đủ vừa vặn, đủ riêng tư và đủ tự do. Phượng chắt lọc các họa tiết, câu chuyện từ trong kiến trúc, di sản Huế để tái truyền đạt, tái kiến thiết trong không gian mới, bằng phương pháp khơi gợi, không áp đặt lên tư tưởng, tình cảm của người xem.
Có nhiều cách nhìn lại, hoặc tìm về quá khứ, nhưng đa số vẫn ở dạng "ôn cố tri tân". Muốn làm cho quá khứ sinh động ở hiện tại, thậm chí tái sinh trong hiện tại, cách tối ưu nhất là tái sáng tạo quá khứ bằng các tác phẩm nghệ thuật. Các loạt tranh sơn mài Vết tích, Bóng thời gian… của Đặng Thị Phượng thể hiện rõ ý niệm tái sáng tạo này.
Đặng Thị Phượng khẳng định: "Qua những tác phẩm trưng bày lần này, tôi hướng mình theo một lối vẽ không gần quá vào việc trực tiếp tả thực, mà cảm nhận hiện thực bằng ký ức, bằng những nỗi niềm suy tư với sự cảm nhận riêng của mình. Tranh của tôi có lẽ thiên về sự bứt phá về hình mảng, xô lệch về bố cục và đường nét, màu sắc đậm nhạt cũng khó mà tươi tắn. Khi đã cảm trong lòng sâu nặng, day dứt và nuối tiếc, hoài nhớ thì người họa sĩ nào cũng muốn bộc bạch nội tâm của mình, với tôi cũng không phải là ngoại lệ".
"Tôi không quá chú tâm vào sự cần thiết phải có nét độc đáo, khác biệt nào đó, cho dù điều đó là khá quan trọng và có ý nghĩa, nhưng nếu những tác phẩm của mình làm người xem nhận ra được sự níu kéo thời gian qua các hình thể, sắc âm khác nhau, thì đó cũng là một trong những điều mà tôi tạm hài lòng. Nói vậy, nghĩa là dường như tôi đã lạc vào chốn không gian biểu hiện qua cách tiếp cận và sáng tạo của mình. Ở đó, tôi mãi vẫn cảm thấy lòng trĩu nặng, man mác trước những dấu vết phế tích còn lại như ánh sáng hắt hiu của bóng thời gian nghiệt ngã trong hơi thở dài của tháng năm muôn thuở…"- cô bộc bạch.
Đặng Thị Phượng đã nhìn Huế theo ý tưởng của mình, tuy nhẹ nhàng, nữ tính nhưng không câu nệ, rập khuôn quá khứ. Đó là một Huế được chắt lọc, được quy nạp để thành những di tích, những di sản chung, mà bất kỳ ai, dân tộc nào, nếu đã từng đi qua quá khứ, thì có thể nhận ra dễ dàng, có thể chia sẻ trong vô ngại. Cố đô đi vào lớp lang sơn mài, vừa hàn lâm, vừa phá cách, làm cho tranh Đặng Thị Phượng không thật nổi bật nhưng cũng không hề nhạt nhòa, khó lầm với ai khác. Cố đô đã tái sinh, đã đồng hiện khá tự nhiên trong sơn mài của Đặng Thị Phượng.