Với sứ mệnh đem đến những sản phẩm ngon, an toàn và chất lượng cho bữa ăn hằng ngày của gia đình người Việt Nam, Thái Long luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến chất lượng sản phẩm và giới thiệu những dòng sản phẩm mới, đa dạng hóa lựa chọn cho người tiêu dùng khắp cả nước.
Hương vị đậm đà, chất lượng đảm bảo sức khỏe, chiếm trọn niềm tin yêu của hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Nước mắm Thái Long - Đặc Sản Phan Thiết - TRĂM NĂM DANH TIẾNG - ĐẲNG CẤP THƯỢNG HẠNG
Tin tức về thị trường - Tin Khuyến Mãi - Món Ngon Mỗi Ngày - Thông tin hữu ích & Mẹo vặt
. Phóng viên: Trở lại với văn học bằng tiểu thuyết Sống khó hơn là chết (tác phẩm vừa được NXB Hội Nhà văn và Công ty Sách Phương Nam ấn hành vào giữa tháng 5-2008), nhà văn có thể nói gì khi chọn một cái tên đầy tính triết lý như thế?
- Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Mỗi con người có một hoàn cảnh, không ai chọn được số phận cho mình. Tính cách của mỗi người quyết định số phận của họ mà thôi. Các nhân vật của tôi cũng thế. Họ sống như cuộc sống vốn vậy, không thể khác.
. Vì sao ông không để cho “cõi thực” trong tác phẩm Sống khó hơn là chết chỉ thuộc về cuộc sống hiện tại ?
- Thật ra, tôi đặt bút viết những trang đầu tiên của cuốn sách này vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Phần đầu đã in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Ngân hàng Tuyên Quang, sau đó là Báo Đường Sắt. Nói như thế để độc giả có thể hình dung “cõi thực” của những năm đó, bây giờ nhìn lại như trong cổ tích. Phần cuối cuốn sách ghi là “cõi thực” thì đó chính là hiện tại, là hôm nay. Tôi luôn cảm thấy cõi thực của hôm nay chính là cái kho quá khứ mà con người ta phải è cổ ra mang vác nó.
. Ông muốn gửi những trăn trở gì khi kết thúc tác phẩm bằng hình ảnh những con người ngồi trong sự im lặng vĩnh hằng?
- Cái kết tuy rất ngắn, nhưng lại chứa đựng toàn bộ khối “thuốc nổ” của quá khứ và của cả hiện tại. Nếu không có khoảnh khắc lặng câm ấy, chắc nó - tức là cuộc sống thực ấy - sẽ nổ tung mất.
. Với ông, hành trình có ý nghĩa nhất của cuộc sống là gì? Và hành trình của ngòi bút có ý nghĩa nhất là khi chạm vào số phận những nhân vật nào?
- Hãy nghĩ tới tuổi trẻ và tình yêu. Viết văn cũng thế. Tôi cũng không có ý định làm nhà cách tân, nhưng tôi không thích đi lại lối cũ mà mình đã đi. Tôi không đi kiếm tìm nhân vật, cũng không kiếm tìm ký ức. Thực ra, tôi không đủ khả năng để cho nhân vật được sống thế này hay phải thế kia. Họ bước vào tác phẩm của tôi với những gì vốn có.
. Độc giả luôn thấy bóng dáng chiến tranh trong hầu hết các tác phẩm của Trung Trung Đỉnh. Phải chăng ký ức của một thời khói lửa luôn là một nỗi ám ảnh day dứt trong ông?
- Đúng thế. Tuổi trẻ là quãng thời gian quý nhất của đời người. Vậy mà toàn bộ tuổi trẻ của tôi - của thế hệ chúng tôi bị cuốn vào cuộc chiến khốc liệt. Thoát chết về được không có nghĩa là thoát khỏi cuộc chiến.
. Một thời ông gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên như máu thịt và nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã từng nhận xét “không ai viết về Tây Nguyên chân thật như Trung Trung Đỉnh”. Ông có nghĩ rằng sẽ tiếp tục viết về Tây Nguyên, về những con người nơi ấy - vốn là một đề tài không dễ tìm thấy trong các sáng tác mới trên văn đàn văn học hôm nay?
- Không ai chọn quê hương cho mình. Tôi được sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng nhưng toàn bộ tuổi trẻ của tôi ở trong rừng Tây Nguyên với bà con các dân tộc trong thời chiến tranh. Mấy chục năm hòa bình tôi vẫn tiếp tục lặn lội về thăm lại nơi ấy. Tôi không nghĩ rằng sẽ tiếp tục viết về Tây Nguyên, mà thật sự là tôi chưa bao giờ thoát khỏi những năm tháng tuổi trẻ nơi chiến trường bom đạn này. Ngay cả trong tác phẩm Sống khó hơn là chết cũng vậy. Các nhân vật của tôi đều mang chút gì đó của núi rừng Tây Nguyên, thậm chí là rất nặng nợ với mảnh đất này.