Với sứ mệnh đem đến những sản phẩm ngon, an toàn và chất lượng cho bữa ăn hằng ngày của gia đình người Việt Nam, Thái Long luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến chất lượng sản phẩm và giới thiệu những dòng sản phẩm mới, đa dạng hóa lựa chọn cho người tiêu dùng khắp cả nước.
Hương vị đậm đà, chất lượng đảm bảo sức khỏe, chiếm trọn niềm tin yêu của hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Nước mắm Thái Long - Đặc Sản Phan Thiết - TRĂM NĂM DANH TIẾNG - ĐẲNG CẤP THƯỢNG HẠNG
Tin tức về thị trường - Tin Khuyến Mãi - Món Ngon Mỗi Ngày - Thông tin hữu ích & Mẹo vặt
Hậu vận của công tử Hà thành
Cụ cố nội mua một mảnh đất vườn 736 m2 ở phố Duy Tân từ năm 1810. Cụ cố nội cất lên hai nhà lầu sát nhau cho hai con trai là ông bác Hà Quang Bính và ông nội Hà Quang Oánh, đó là hai nhà số 36 - 38 phố Huế sau này. Ông bác Hà Quang Bính không có con. Khi ông bác mất, ba là con trai trưởng của ông nội, cháu đích tôn của cụ cố nội nên ba được hưởng thừa kế căn nhà này. Tới năm 1945, ông bác Hà Quang Bính mất, ba má tôi mới chuyển về khu nhà 36 - 38 phố Huế ở với ông nội.
Sau khi tôi ra đời thì thời vang bóng của ba tôi cũng khép lại. Từ ông chủ, ba thành kẻ “đứng bên lề”. Thời gian đầu ông rất thất chí. Nhiều khi đang ăn, chỉ cần một hục hặc nhỏ nào đó là mâm cơm bay luôn ra sân. Má ít khi có nhà. Ngoài việc tập tành, biểu diễn má còn tham gia các hội đoàn thể, họp hành tối ngày. Mọi việc nội trợ đều do bà ngoại và ba gánh vác.
Chiến tranh xảy ra, lo sơ tán, lo kiếm ăn. Má, anh Văn với Ái Thanh theo Đoàn cải lương Nam bộ ở một nơi, Ái Xuân và tôi theo ba một nơi. Chị Mai học ở Trường Công nghiệp nhẹ, sơ tán ở Việt Trì. Anh Sơn theo nhà hát kịch đi một nơi khác... Ba liên lạc như con thoi với các thành viên trong gia đình. Tới nơi này tiếp tế cho con, tới chỗ kia lo đồ ăn cho má.
Thời đi sơ tán tại Lạc Đạo (Hưng Yên), ba tôi có việc làm. Ông làm kế toán hay quản lý gì đó cho nhà ăn Vụ Nghệ thuật - Bộ Văn hóa. Ông tất bật vất vả với công việc mới, lo lắng toàn chuyện củi lửa, mắm muối, gạo thịt. Sau một năm làm việc, đến khi về Hà Nội tất toán các sổ sách thì bị thiếu đến cả gần 100 kg gạo. Ba tôi phải đền. Báo hại cho cả nhà phải ăn cháo loãng đến mấy tháng.
Nỗi đau mất nhà
Khu nhà 36 - 38 phố Huế rất rộng, thực tế gia đình tôi chỉ sống ở nhà số 36 với diện tích 136 m2, còn nhà số 38 với diện tích 600 m2 chỉ dùng làm sân chơi. Sau 1945 ba tôi cho làm sàn nhảy Paramount rất nổi tiếng. Mãi đến năm 1952, Gánh hát Ái Liên sau nhiều năm lưu diễn khắp Đông Dương về “định cư” ở Hà Nội, ba dùng mảnh đất 600 m2 của nhà 38 xây rạp Ái Liên. Giấy phép và họa đồ số 580 cho xây rạp Ái Liên được Sở Công chính Hà Nội cấp ngày 26.5.1952 vẫn còn đấy.
Gánh hát Ái Liên tan rã vào cuối năm 1953. Ba tôi chuyển sang làm phim, ông sử dụng rạp Ái Liên làm trụ sở Hãng Vietfilms. Sau giải phóng thủ đô vào năm 1954, Hãng Vietfilms cũng tan rã nốt. Ngay sau đó, Đoàn ca kịch Liên khu 4 từ Thanh Hóa trở về thủ đô, mượn ngôi nhà này làm nơi tập luyện và biểu diễn. Ba má tôi rất phấn khởi. Còn bao nhiêu vốn liếng ba tôi bỏ ra tu sửa rạp, mua thêm ghế ngồi, lắp quạt trần, trang bị âm thanh cho rạp hát. Má tôi và chị Ái Loan cũng đầu quân vào Đoàn ca kịch Liên khu 4, coi đây như gánh hát của gia đình rất gần gũi thân thiết.
Một thời gian sau Vụ Nghệ thuật - Bộ Văn hóa đề nghị cho Vụ thuê, tiền thuê nhà mỗi tháng là 24 đồng. Số tiền chẳng đáng là bao nhưng ba má chấp thuận vì đây là nơi diễn của hai má con Ái Liên, Ái Loan. Nhờ có rạp hát bà ngoại cũng có việc làm. Bà ngoại bán các thứ lặt vặt trong rạp: kẹo, bánh, ô mai, mía, trái cây... cho khách đến xem, cũng có đồng vào đồng ra.
Ngày 3.5.1959, ông Mai Vy, Vụ phó Vụ Nghệ thuật, viết cho ba má một tờ giấy là Văn phòng Bộ định sửa chữa nhà 38 phố Huế, muốn “mượn” giấy tờ ngôi nhà. Ba má tôi vui vẻ đưa liền không nghĩ ngợi gì. Từ đó giấy tờ nhà không trả lại, đòi thế nào cũng không trả lại. Rồi Vụ Nghệ thuật ra thông báo không thuê nhà 38 nữa mà “chuyển lên Bộ quản lý”. Tưởng “chuyển lên Bộ quản lý” thế nào, té ra Bộ tiếp tục đưa đoàn múa rối đến diễn ở đây. Đoàn múa rối bỏ đi thì Bộ nhanh chóng biến nơi đây thành nhà ăn tập thể, rồi dần dà cho các gia đình cán bộ, công nhân viên của Bộ Văn hóa tới ở, biến nơi đây thành một khu tập thể nho nhỏ của Bộ Văn hóa. Nhà 38 phố Huế của gia đình tôi mất trắng từ đó.
Liên tục trong những năm giai đoạn 1970 - 1980 - 1990, ba tôi đã có nhiều đơn khiếu nại gửi Bộ Văn hóa để đòi lại toàn bộ diện tích 600 m2 mà Bộ Văn hóa chiếm giữ và sử dụng trái phép, nhưng không ai giải quyết. Buồn cười nhất là ngày 24.1.1989 gia đình nhận được “Giấy chứng nhận diện tích nhà được để lại sau cải tạo nhà cửa” Số 55/QLCS của UBND TP.Hà Nội với nội dung gia đình tôi chỉ được sử dụng 130 m2 trong tổng diện tích 736 m2 vốn thuộc quyền thừa kế hợp pháp của ba tôi - Hà Quang Định.
Năm 1998 - 1999 ba tôi đã có đơn khiếu nại trực tiếp gửi ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Văn Kiệt. Ông Phạm Văn Đồng đã có trao đổi với Bộ Văn hóa trên tinh thần ủng hộ: “Về phương diện chính sách đối với gia đình có công với cách mạng trên mặt trận văn hóa nói chung và tình cảm nói riêng”. Bộ Văn hóa có cho gia đình biết rằng Bộ đang có khó khăn về nhà đất nên Bộ chưa giải quyết được. Sau đó Bộ lại thông báo có thể giải quyết đền bù bằng tiền mặt. Từ đó đến nay vẫn hoàn toàn không có một động thái nào từ phía Bộ Văn hóa.
Năm 2007 ba tôi chuẩn bị về trời, ông cho gọi con cháu về đầy đủ. Ba lần lượt cầm tay các con, nói: “Ba má không có gì để lại cho các con hết, chỉ có khu nhà 36 - 38 phố Huế nhưng đã bị người ta lừa lấy gần hết. Tại ba nhẹ dạ cả tin…”. Ba nghẹn lại không nói thêm được lời nào nữa, nước mắt lưng tròng. Ít lâu sau ông đi.
Tháng 8.2011, khi quay trở về VN, tôi có tới thăm căn nhà phố Huế của mình, vẫn nhìn thấy cái công tắc có chữ A.L được khắc trên đó mà không khỏi phì cười. Cười xong rồi lại nhớ ra khu nhà này không còn nữa, nó đã mất từ lâu rồi. Lại khóc.
Ái Vân