Với sứ mệnh đem đến những sản phẩm ngon, an toàn và chất lượng cho bữa ăn hằng ngày của gia đình người Việt Nam, Thái Long luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến chất lượng sản phẩm và giới thiệu những dòng sản phẩm mới, đa dạng hóa lựa chọn cho người tiêu dùng khắp cả nước.
Hương vị đậm đà, chất lượng đảm bảo sức khỏe, chiếm trọn niềm tin yêu của hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Nước mắm Thái Long - Đặc Sản Phan Thiết - TRĂM NĂM DANH TIẾNG - ĐẲNG CẤP THƯỢNG HẠNG
Tin tức về thị trường - Tin Khuyến Mãi - Món Ngon Mỗi Ngày - Thông tin hữu ích & Mẹo vặt
Bà nhấn mạnh: "Đối với người nghệ sĩ, nhân vật chính là tấm gương giúp chúng tôi soi rọi mỗi đêm diễn trước công chúng. Một đời nghệ sĩ có hàng trăm lần đứng trước gương nhưng để nhìn thấy và khắc phục những khuyết điểm của bản thân không phải chuyện một sớm, một chiều. Bài học từ nhân vật mang lại cho người nghệ sĩ những trăn trở, suy tư về cách thâm nhập cũng như đúc kết những kinh nghiệm sống".
Hai vai bà Hai Hương và Bảy cán vá trong "Đời cô Lựu" là hai khái niệm rõ nhất đối với sự chiêm nghiệm từ nhân vật mà NSND Ngọc Giàu đúc kết. Khán giả sinh viên đã có dịp nghe bà nói chuyện về quá trình lao động nghệ thuật để có được hai vai diễn này.
"Ngày xưa lúc chọn danh sách diễn viên đưa vào chuyến lưu diễn 5 nước Tây Âu tháng 2 năm 1984, tôi vui mừng lắm khi biết mình có tên và có hai diễn này. Do thiếu diễn viên, tôi phải đóng hai vai. Ban đầu trong kịch bản của tác giả Trần Hữu Trang là nhân vật ông Hai Hương do NSND Ba Vân đóng, trong vở còn có bà vợ do NS Tố Nữ đóng.
Nhưng để đủ lực lượng cho chuyến đi, đạo diễn NSND Huỳnh Nga đã đề nghị với má bảy NSND Phùng Há – thời đó má làm cố vấn nghệ thuật của đoàn, thay nhân vật nam thành nhân vật nữ. Thế là tôi vào vai bà Hai Hương. Còn vai cô Bảy cán vá do tôi nghĩ ra, khi vai nàng osin của gia đình Kim Anh có thêm một cô bé giúp việc dù tật nguyền nhưng tinh thần lạc quan" – NSND Ngọc Giàu kể.
Để đúc kết cho mình thêm nhiều bài học, bà tâm niệm: "Nhân vật bà Hai Hương đã cho tôi một bài học sâu sắc: "Gieo hạt lành sẽ gặt trái ngọt". Bà đã nuôi dưỡng Võ Minh Luân – con của cô Lựu để chờ ngày giao lại con cho Võ Minh Thành.
Ý nghĩa sâu sắc của tác giả Trần Hữu Trang là vào thời điểm đó, ông đã nhấn mạnh đến nhân tố tích cực của giai cấp vô sản, đó là vùng lên đòi quyền tự chủ. Ngọn cờ cách mạng ngoài côn đảo đã nêu cao tinh thần đấu tranh chống cường hào, ác bá trong con người Võ Minh Thành, để sống gần những bạn tù chính trị đã giúp nhân vật nhìn thấu sự dã tâm của bọn chủ điền.
Chúng đã cướp vợ, giết con của người tá điền. Tôi cũng học ở cô Bảy cán vá sự lạc quan, yêu đời trong cuộc sống. Tuy là thân phận ở đợ nhưng vẫn biết giữ thể diện. Bi kịch của hai người phụ nữ trong chế độ thực dân phong kiến là cô Lựu và Kim Anh là bi kịch của những người phụ nữ chịu nhiều áp bức và cuối cùng đã đứng lên, đương đầu với cái ác.
Tôi biết ơn và tri ân tác giả Trần Hữu Trang, ông đã để lại cho đời hai kịch bản đề cao giá trị của người phụ nữ trong cuộc sống, đó là "Đời cô Lựu" và "Tô Ánh Nguyệt" – NSND Ngọc Giàu nhấn mạnh.
Bà đã đứng ra thị phạm cho các diễn viên trẻ thể hiện các vai diễn phụ nữ trung kiên, đảm đang và giàu nghị lực từ sân khấu cải lương cho đến kịch nói. Hành trang nghệ thuật của NSND Ngọc Giàu có đến hàng trăm vai diễn phụ nữ có số phận truân chuyên. Và bà đã trao truyền cho thế hệ nữ diễn viên trẻ, để qua đó họ nỗ lực không ngừng trong việc tạo dựng cho nghề những vai diễn hay từ bài học kinh nghiệm của bà và thế hệ nghệ sĩ đi trước.
"Tâm nguyện của tôi là hết lòng vì đàn em. Ai cũng có thể diễn được vai của thế hệ chúng tôi nhưng để diễn cho thật hay, có hồn thì phải học, phải rèn giũa. Nghề diễn viên không phải dễ dàng mà nghĩ ai có đam mê thì sẽ làm được" – bà nhắn nhũ chân thành.