Với sứ mệnh đem đến những sản phẩm ngon, an toàn và chất lượng cho bữa ăn hằng ngày của gia đình người Việt Nam, Thái Long luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến chất lượng sản phẩm và giới thiệu những dòng sản phẩm mới, đa dạng hóa lựa chọn cho người tiêu dùng khắp cả nước.
Hương vị đậm đà, chất lượng đảm bảo sức khỏe, chiếm trọn niềm tin yêu của hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Nước mắm Thái Long - Đặc Sản Phan Thiết - TRĂM NĂM DANH TIẾNG - ĐẲNG CẤP THƯỢNG HẠNG
Tin tức về thị trường - Tin Khuyến Mãi - Món Ngon Mỗi Ngày - Thông tin hữu ích & Mẹo vặt
Tối 9-11, buổi sinh hoạt âm nhạc định kỳ tại tư gia GS-TS Trần Văn Khê đã thu hút đông đảo khán giả, báo chí và người trong giới bởi chủ thể của đêm diễn là GS-TS Trần Quang Hải, con trai GS-TS Trần Văn Khê, người đang nối bước cha mình trên con đường nghiên cứu và phát triển âm nhạc dân tộc.
GS-TS Trần Quang Hải (phải) cùng biểu diễn với GS-TS Trần Văn Khê trong tiết mục hát chầu văn tại tư gia vào đêm 9-11
Đồng song thanh
Trong đêm diễn này, ông đã cùng vợ là ca sĩ Bạch Yến thể hiện lối hát đồng song thanh rất độc đáo. Lần đầu tiên khán giả Việt Nam được nghe lối hát lạ này. Bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật hát của một số bộ tộc Mông Cổ, cũng như nghe các nhà sư phái Mật tông ở Tây Tạng dùng nội công tụng kinh, giọng trầm đều đều nhưng nghe rất lớn, GS-TS Trần Quang Hải đã nghiên cứu và tập luyện kết hợp giữa võ thuật (Vovinam) với thiền (Nhật), yoga (Ấn Độ), thái cực quyền, khí công (Trung Quốc).
Ông cho biết đồng song thanh là hát một lúc hai thanh (hát trên nền thanh trầm): thanh trầm lúc nào cũng ở cùng một cao độ, còn những bồi âm sẽ tạo thành tiết tấu, ca khúc. Khi hát, ta vận nội công khiến các cơ bụng, cơ quai hàm... căng cứng rồi nuốt thanh trầm xuống và búng bồi âm thoát ra cửa miệng. Phương pháp này còn giúp trị bệnh cho người bị đứt dây thanh quản. Người tập luyện thuần thục có thể biểu diễn giọng trầm mà không sợ hư giọng.
Độc đáo nhất là cách ông nghiên cứu bộ gõ bằng muỗng và được phong danh hiệu “Vua muỗng Việt”. Ông cho biết: “Tôi học từ năm 4- 5 tuổi, lúc đó nghe mấy anh trong chiến khu về gõ, bài đầu tiên tôi nghe là Tiểu đoàn 307”. Ông liền lôi ra 3 chiếc muỗng inox và gọi đó là bộ thứ 300. Những chiếc muỗng bật ra tiết tấu, từ tiết tấu thành những giai điệu đầy phấn khích cho người nghe. Ông đã diễn gõ muỗng ngẫu hứng hòa tấu cùng cha trong tiết mục hát chầu văn và được khán giả tán thưởng.
Không chỉ gõ muỗng bằng 2 rồi 3 - 5 ngón tay, gõ lên mu bàn tay, kéo dài trượt theo cánh tay, trên đùi, trên vai, ông còn gõ trên cổ rồi gõ vào răng... Những chiếc muỗng gõ vào chỗ nào thì nơi ấy vang lên những tiết tấu rộn ràng, vui tai. Ông cho biết tại Đại hội Liên hoan Dân nhạc tổ chức ở Anh năm 1967, ông từng được tôn vinh là “Vua muỗng”... Đối với GS-TS Trần Quang Hải, mỗi thứ nhạc cụ dân tộc của Việt Nam đều có sự tương tác với tinh thần và cơ thể con người, vì vậy mà ông nghiên cứu sâu về việc dùng âm nhạc để chữa bệnh.
Sẽ về nước để truyền bá âm nhạc dân tộc
Là con trưởng của cây đại thụ âm nhạc Trần Văn Khê, GS-TS Trần Quang Hải cũng nổi tiếng trong giới dân tộc nhạc học quốc tế không kém thân phụ. Ông sinh năm 1944 tại tỉnh Gia Định - nay thuộc TPHCM từng học Trường Trung học Petrus Ký, tốt nghiệp Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn (môn violon).
GS-TS Trần Văn Khê nói về con trai một cách khái quát: “Con tôi sinh ra ở miền Nam, trưởng thành trên đất Pháp nhưng đã tiếp nối con đường của tôi để làm rạng danh âm nhạc dân tộc Việt Nam bằng lối đi rất riêng của mình. Tôi rất lấy làm hãnh diện về điều này”.
Được cha đưa sang Pháp từ năm 1961, GS-TS Trần Quang Hải học nhạc tại Đại học Sorbonne và học dân tộc nhạc học tại Trường Cao đẳng Khoa học xã hội. Ông làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học (CNRS) tại Bảo tàng Con người (Paris, Pháp) từ năm 1968 cho đến nay...
Gần gũi và giản dị trong giao tiếp, GS-TS Trần Quang Hải tiếp chúng tôi sau buổi thuyết trình tại tư gia của cha mình. Ông vẫn kè kè bên mình một giỏ nhỏ đựng đủ thứ “đồ chơi” âm nhạc, nhiều nhất là kèn môi của các dân tộc vùng Tây Nguyên, Tây Bắc Việt Nam, Di (Trung Quốc), Afghanistan,... thậm chí thẻ điện thoại (phone card) hoặc bất cứ miếng plastic nào đưa lên miệng ông cũng trở thành nhạc cụ.
Ông mong muốn trong một ngày không xa sẽ về nước cùng cha tiếp tục nghiên cứu để truyền bá những tinh hoa âm nhạc dân tộc mà ông đã học và nghiên cứu cho thanh niên Việt Nam: “Hy vọng khi tôi về nước thì 10 năm nữa sẽ có một thế hệ thanh niên trẻ đam mê và chơi sành điệu kèn môi, hát đồng song thanh và gõ muỗng”.